Những lưu ý quan trọng khi viết cv xin việc

Người theo dõi các bạn sẽ để ý bạn qua cách bạn tương tác nhóm, xem bạn có biết lắng nghe ý kiến của người khác, bạn có coi thường, dè bỉu ý kiến của ban khác hay không…

Tổng hợp những chia sẻ về cách viết ấn tượng và phỏng vấn xin việc của bên tuyển dụng KPMG.

?
Theo chia sẻ của chị tuyển dụng KPMG thì CV của ứng viên không nên chèn ảnh vì có nhiều nhà tuyển dụng khi nhìn vào bức ảnh của bạn có thể họ có những cảm nhận riêng của họ về bạn. Đối với cá nhân bạn thì bạn thấy bức ảnh đó đẹp nhưng đối với nhà tuyển dụng họ có thể thấy không thích bức ảnh hay có những cảm nhận khác mà không hẳn là vẻ xinh hay xấu. Chuyện hợp với người này nhưng không hợp với người kia là điều hết sức bình thường. Giống như bạn đi mua một chiếc váy, bạn của bạn không thích chiếc váy đó nhưng bạn lại thấy thích và hợp với mình.

Nếu như bạn muốn chèn ảnh của mình thì hãy chèn bức ảnh trang trọng và có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn trực diện. Trang trọng ở đây không có nghĩa là phải quá nghiêm túc. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vị trí bạn ứng tuyển để chèn một bức ảnh của bạn sao cho thật phù hợp. Tránh những bức ảnh chụp mà bạn quay lưng lại, nhà tuyển dụng không hề nhìn thấy mặt bạn. Việc quay lưng như vậy có thể mang hàm nghĩa là bạn không tôn trọng nhà tuyển dung. Hơn nữa là người xem CV của bạn sẽ thấy bức ảnh đó không hề có ý nghĩa gì vì chẳng thể hiện được điều gì khi họ không nhìn thấy khuôn mặt bạn.

Chú ý đến cách viết tên của bạn
Có nhiều bạn vì nghĩ mình có tên không đẹp. Ví dụ bạn ấy tên là Nguyễn Thị Lan, bạn ấy không thích chữ lót là “Thị” thế là bạn viết là Nguyen Lan hoặc Lan Nguyen hoặc thay vào đó một tên lót thật hay. Điều này hoàn toàn không nên khi viết ở CV. Bạn được bố mẹ đặt tên như thế nào thì hãy giữ nguyên tên của bạn, cái tên không quan trọng mà quan trọng là bạn có làm được việc hay không. Ngay cả CV tiếng Anh thì bạn hãy viết tên của bạn đầy đủ đúng như thế, chỉ khác là không dấu. Như ví dụ trên bạn sẽ viết là NGUYEN THI LAN. Bạn không cần thiết đổi thứ tự họ sau, tên trước…

Ngày/ tháng/năm sinh, giới tính
Bạn có thể không viết ngày tháng năm sinh của bạn ở CV. Đặc biệt là đối với công ty nước ngoài như các nước Châu Âu thì nhà tuyển dụng càng không quan tâm đến điều này. Tuy nhiên giới tính bạn có thể viết ở CV, mặc dù nhìn tên bạn người tuyển dụng có thể biết bạn là nam hay nữ nhưng việc viết giới tính của mình trong CV để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra hơn vì có nhiều vị trí họ có thể có nhu cầu tuyển một trong hai giới tính nhiều hơn chẳng hạn.

Các đề mục trong CV
Các điều mục như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,…bạn không nên để tiêu đề này căn ở giữa trang vì khi đó người xem CV của bạn có thể cảm giác CV của bạn rất là chênh vênh, trống vắng. Vì vậy việc căn lề trái ở những mục này dường như là một sự lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Trình bày cấu trúc CV và định dạng cho CV
CV bạn nên trình bày gọn gàng, sạch sẽ, cấu trúc rõ ràng. Điều này là điều vô cùng cần thiết trong CV của bạn bởi vì đó là điều mà nhà tuyển dụng nhìn vào đầu tiên và quyết định họ có tiếp tục đọc CV của bạn hay không.

Định dạng CV phải chuẩn như một văn bản có tính học thuật. Ví dụ như các bullet phải thẳng nhau; khi liệt kê mô tả công việc, kinh nghiệm bạn đã làm, các ý với ý nghĩa tương tự nhau thì bạn nên để bullet giống nhau, thẳng hàng nhau, không viết quá dài cho mỗi bullet vì làm thế cảm giác rất rối mắt. Nhà tuyển dụng không dành quá nhiều thời gian để đọc CV của bạn nên hãy làm sao cho đầy đủ nhưng thật súc tích.

Font chữ và cỡ chữ phải thật dễ nhìn, các đề mục hay những phần ví dụ như ngày/tháng/năm ở mục kinh nghiệm làm việc, công ty bạn đã làm thì bạn nên viết in hoa và bôi đậm. Ngoài ra những phần bạn nghĩ quan trọng và là điểm nhấn đặc biệt cho CV của bạn thì bạn cũng nên làm thật sự nổi bật bằng việc bôi đậm để gây sự chú ý cho người đọc CV.

Cách viết phần kinh nghiệm làm việc
Đối với một công việc bạn đã từng làm, bạn có nhiều trách nhiệm phải làm với công việc đó thì bạn không nên liệt kê quá nhiều nhiệm vụ bạn làm, mà chỉ nên liệt kê những trách nhiệm chính và sự đạt được cho bạn và tổ chức nơi bạn đã làm việc. Ví dụ, một trong những nhiệm vụ của bạn đã từng làm là in văn bản cho người quản lý trên của bạn thì bạn có thể không nên đề cập ở đây.

Có những bạn đã từng làm rất nhiều công việc và các bạn ấy liệt kê hết ở CV. Điều này là khồng cần thiết. Bạn chỉ nên chọn lọc để liệt kê những công việc nào có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển nhất để CV của bạn được trọng tâm hơn, không rườm rà. Hơn nữa, việc liệt kê nhiều như thế nhà tuyển dụng có thể nhìn vào đó và đánh giá bạn là người hay nhảy việc. Tất cả nhà tuyển dụng đều không thích điều này. Chưa kể việc nhảy việc như thế họ có thể nghĩ bạn chưa kịp học hỏi được gì ở nơi bạn làm việc mà bạn đã bỏ.

Phần thông tin tham khảo (References)
Những công ty rất có thể check reference của bạn, đặc biệt những công ty lớn thì việc check reference là càng chắc chắn hơn. Bạn nên điền reference cụ thể thay vì bạn điền là “ References available upon request”. Vì việc điền đầy đủ sẽ giúp nhà tuyển dụng check ngay khi xem hồ sơ của bạn. Họ sẽ không mất thời gian liên lạc lại với bạn để hỏi về thông tin reference.

Phần reference bạn chỉ cần nêu tên người tham khảo, chức danh, công ty, số điện thoại, email. Có những bạn vì là người bạn đề cập ở phần References có tiếng tăm, thế là bạn ấy tóm tắt cả tiểu sử của người đó vào CV. Điều này là dài dòng, không cần thiết. Nhà tuyển dụng không quan tâm đến chuyện này mà điều họ quan tâm là có thông tin cơ bản của người tham chiếu như tên, số điện thoại, email để kiểm tra thông tin bạn viết trong CV liệu có xác thực hay không.

Dành thời gian chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn bằng việc dựa vào CV
Đảm bảo tất cả nhưng thông tin bạn đưa ra là chính xác và bạn có thể giải thích, lấy ví dụ minh họa được vì người phỏng vấn dựa vào đó để kiểm chứng xem bạn có nói thật hay không bằng việc sẽ hỏi bạn từng thông tin trong đó ở buổi phỏng vấn. Vì vậy, hãy đảm bảo từng thông tin bạn viết ra thật chính xác, hoàn toàn không được bịa đặt hay make up quá nhiều. Ví dụ bạn nói sở thích của bạn là đọc sách, nhưng khi hỏi bạn đã đọc những cuốn sách nào, nội dung ra sao bạn không hề nói được. Chắc chắn người phỏng vấn sẽ nhận ra là bạn đang bịa đặt và rất có thể bạn sẽ bị đánh trượt vòng này và đồng nghĩa với việc bạn không có cơ hội cho vị trí công việc bạn mong muốn.

Kỹ năng Technical skill vô cùng cần thiết
Thời gian trước khi xin việc, hãy dành thời gian ôn lại các kỹ năng máy tính như Word, Excel… Bạn viết trong CV là ban thành thạo kỹ năng đó nhưng khi sờ đến một tài liệu nào đó bạn không biết soạn thảo văn bản thế nào cho đúng chuẩn, bạn loay hoay, search google để tìm cách…như vậy sẽ rất mất thời gian, hiệu quả công việc sẽ không cao. Và hơn nữa bạn sẽ bị mất điểm trong mắt người quản lý của bạn.

Đặc biệt những công việc cần những kỹ năng này người phỏng vấn sẽ check bạn ở buổi phỏng vấn xin việc. Vì vậy hãy đảm bảo bạn thành thạo kỹ năng này trước khi xin việc. Dành thời gian 3-5 buổi là bạn có thể học đươc những kỹ năng cơ bản nhất của Word, Excel rồi. Mua sách tin học, download tài liệu ebook trên mạng cho mình, hay xem những video hướng dẫn chắc chắn sẽ là những cách rất hữu ích cho bạn để cải thiện kỹ năng máy tính.

10. Phỏng vấn nhóm

Những công ty lớn thường có vòng phỏng vấn nhóm. Ở buổi phỏng vấn nhóm này người tuyển dụng sẽ cho một nhóm các bạn trong một phòng và đặt tình huống để các bạn cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời. Ở vòng này sẽ có người giám sát các bạn trong suốt quá trình thảo luận. Ứng viên thuyết trình và đưa ra câu trả lời tốt nhất, tự tin nhất chưa chắc đã là người được lựa chọn. Người theo dõi các bạn sẽ để ý bạn qua cách bạn tương tác nhóm, xem bạn có biết lắng nghe ý kiến của người khác, bạn có coi thường, dè bỉu ý kiến của ban khác hay không…

11. Chú ý lời nói của bạn

Hầu hết các công ty có lắp đặt camera ở nhiều khu vực trong công ty thậm chí ngay cả ở thang máy, nhà vệ sinh… Vì vậy, chú ý lời nói của mình ở bất kỳ mọi nơi đặc biệt trong khu vực của công ty. Bạn nghĩ là không ai nghe thấy những điều bạn nói, nhìn thấy những việc bạn làm nhưng với những chiếc camera tinh vi có thể quy chụp lại mọi khoảnh khắc lời ăn tiếng nói của bạn. Có những bạn nói xấu nhân viên trong công ty với bạn khác khi ở trong thang máy thì ngay lập tức thông tin đó sẽ được truyền tới người quản lý. Và như vậy bạn sẽ mất điểm trong mắt họ và có thể dẫn đến nhiều hậu quả xa hơn như bị loại khỏi vòng phỏng vấn hay bị sa thải khỏi công ty.

Điều khác nữa cần chú ý là nhà tuyển dụng có thể test bạn ngay khi bạn chưa bước vào phòng. Họ nhìn được tác phong, lời nói của bạn khi bạn bắt đầu bước chân vào công ty, vì vậy hãy thật tự tin, nhanh nhẹn và gặp mọi người trong ty bạn nhớ là phải chào hỏi và nở nụ cười với họ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *